Sự khác nhau giữa chất thải và phế liệu? Vì sao cần phân biệt?
Phế liệu được thu mua rộng rãi và chúng là những đồ bỏ đi. Nhưng phế liệu có phải là chất thải hay không? Cùng so sánh sự khác nhau giữa chất thải và phế liệu. Để từ đó bạn biết phân loại rác thải cho đúng. Phân biệt chất thải và phế liệu có ý nghĩa lớn trong bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên.
Phế liệu là gì? Những gì là phế liệu?
Phế liệu là những vật dụng, nguyên liệu trong quá trình sử dụng và sản xuất bỏ đi. Tuy nhiên chúng vẫn có giá trị sử dụng bằng cách chuyển đổi mục đích, tái chế. Theo luật bảo vệ môi trường thì phế liệu là các vật liệu được thu hồi. Chúng sẽ trở thành nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
Các yếu tố để quy định một vật chất nào đó trở thành phế liệu. Đó là những vật chất tồn tài ở dạng rắn lỏng khí hoặc dạng khác. Chúng được loại bỏ trong quá trình sử dụng hoặc sản xuất nào đó. Khả năng sử dụng của chúng vẫn còn nếu được tái chế hoặc chuyển đổi mục đích. Các cơ sở sản xuất sẽ thu mua về và phân loại, sàng lọc để bán lại cho các cơ sở sản xuất.
Như vậy, bạn có thể hiểu phế liệu là gì và những gì là phế liệu. Trên thực tế có rất nhiều loại phế liệu. Trong đó có những loại phổ biến sau:
– Phế liệu thô chiếm khoảng ⅔ tổng số phế liệu. Chúng là những vật dụng được loại thải trong quá trình khai thác quặng, các loại đất đá, sắt, thép… trong xây dựng. Khi chúng không được sử dụng cũng không thể phân hóa hay đốt cháy.
– Phế liệu không nguy hiểm là những loại thải ra có thể đốt cháy và phân hủy. Ví dụ như những loại thực vật thải ra trong đời sống được xử lý trở thành phân bón.
– Phế liệu nguy hiểm chiếm khoảng 4% các loại phế liệu. Chúng là những loại vật chất nếu không được thu gom xử lý đúng sẽ gây nguy hiểm cho môi trường. Những ví dụ điển hình là rác thải y tế, bình ắc quy…
Chất thải gồm những gì?
Theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường thì chất thải là bao gồm tất cả những loại vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Như vậy, có thể thấy khái niệm chất thải vô cùng rộng. Chúng có thể bao gồm cả phế liệu nếu như không được thu mua.
Tuy nhiên, hiểu chất thải trong sự đối chiếu so sánh với phế liệu thì bao gồm vật chất không có giá trị sử dụng. Chúng được thu gom và xử lý tùy từng loại để làm sao không gây ảnh hưởng đến môi trường. Các loại chất thải sẽ được thải ra do sự chủ động hoặc bị động của chủ sở hữu.
Trong cuộc sống, xã hội việc thải các loại chất thải là điều không thể tránh khỏi. Vì thế phân loại chất thải và có hướng xử lý phù hợp là điều nên làm. Chất thải xả ra môi trường ngày càng nhiều với số lượng lớn phải xử lý tốt để tránh ô nhiễm môi trường.
Phân biệt phế liệu và chất thải
Tìm hiểu sự khác nhau giữa chất thải và phế thải giúp ích cho thu mua và tái chế phế liệu. Từ đó mang lại lợi ích kinh tế, môi trường cho người dân và xã hội. Đồng thời cũng tránh việc mang phế thải nhập khẩu vào trong nước sẽ khiến Việt Nam trở thành “bãi rác của thế giới”?
Tiêu chí so sánh dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn để phân biệt phế liệu và chất thải
– Yếu tố trở thành phế liệu và chất thải
Đối với phế liệu yếu tố để tạo nên là được phân loại và lựa chọn. Chúng sẽ chỉ là những vật chất có giá trị sử dụng được sau khi tái chế.
Còn chất thải thì bao gồm tất cả các loại vật chất được thải ra ngoài môi trường. Có thể hiểu phế liệu cũng có thể là chất thải nếu chúng không được phân loại, thu mua.
– Yếu tố bị loại bỏ
Các loại phế liệu sẽ được loại bỏ chủ động trong quá trình khai thác và sau sử dụng. Trong khi đó chất thải được thải ra ngoài môi trường gồm cả bị động và chủ động.
– Mục đích sau khi loại bỏ
Đối với phế liệu sau khi loại bỏ sẽ có đơn vị thu mua phế liệu đến gom lại. Chúng có giá trị và được trả tiền. Sau quá trình tái chế, phế liệu trở thành nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác.
Ngược lại, chất thải ở ngoài môi trường không có quy định về mặt pháp luật về mục đích sử dụng. Chúng chỉ được quy định xử lý, tiêu hủy cho phù hợp để những tác động đến môi trường là không có hoặc thấp nhất.
Nói tóm lại, qua bài viết trên đây bạn đã biết phân biệt sự khác nhau giữa chất thải và phế liệu. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của phế liệu, bạn nên có cách phân loại rác để các phế liệu được tái sử dụng. Như vậy, bạn đã góp phần nhỏ vào công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường.